Bạn đang truy cập: Khoa học - Kỹ thuật
  Tin khoa học kỹ thuật  
  
 

Bệnh heo tai xanh và bệnh liên cầu khuẩn heo với sức khoẻ

Bệnh heo tai xanh (blue ear disease), trong y văn được gọi là Hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp ở heo (Porcine Reproductive and Respiratory Syndrome ? PRRS), được xác nhận lần đầu tiên ở Mỹ giữa những năm 1980, căn nguyên của bệnh được phân lập và xếp loại là virút Lelystad thuộc họ Togaviridae vào năm 1991.

Bệnh PRRS phân bố khá rộng trên thế giới. Bệnh PRRS ở Việt Nam, theo Cục thú y, được phát hiện lần đầu trên đàn heo nhập từ Mỹ (10 con có huyết thanh dương tính/ 51 con được xét nghiệm) vào năm 1987. Đến tháng 3 năm 2007 bệnh PRRS được phát hiện lần thứ hai tại một số tỉnh phía Bắc, đến tháng 7 năm 2007 được phát hiện tại một số tỉnh phía Nam, như Quảng Nam, Tp Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Tp Huế và Long An. Nếu không phòng chống tích cực, bệnh có khả năng sẽ lây lan rộng hơn.
Triệu chứng lâm sàng:
Heo mắc bệnh PRRS thường có các biểu hiện: sốt cao, mắt sưng, đổ ghèn, xù lông, nằm ủ rũ, viêm phổi, ho, chảy nước mũi, da bị xuất huyết, mạch máu vùng ngực, vùng hậu môn, vùng tai heo bị phù và xuất huyết, lâu ngày chuyển từ màu đỏ sang màu xanh. 
heo nái biểu hiện biếng ăn, sốt 40-42oC, sẩy thai (thường vào giai đoạn cuối), động dục giả hoặc chậm động dục trở lại sau khi đẻ, ho và có dấu hiệu viêm phổi, tai chuyển sang màu xanh trong khoảng thời gian ngắn.
heo nái giai đoạn đẻ và nuôi con biểu hiện biếng ăn, lười uống nước, mất sữa, viêm vú, đẻ sớm, da biến màu hồng, lờ đờ hoặc hôn mê, thai đẻ non; heo con thể trạng yếu, tai chuyển màu xanh (#5%) và có thể chết ngay sau khi sinh hoặc kéo dài đến tuần thứ ba, thứ tư (# 70%).
heo con theo mẹ có biểu hiện thể trạng gầy yếu, mắt có ghèn nâu, da có vết phồng rộp, tiêu chảy nhiều, ủ rũ, run rẩy.
Điều trị:
Bệnh PRRS hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Việc điều trị, xử lý gia súc bệnh cần phải theo hướng dẫn của Cơ quan thú y và cán bộ thú y.
Dịch tễ:
Bệnh PRRS lây lan nhanh, cả đàn có thể bị nhiễm bệnh trong vòng 3 đến 5 ngày. Thời gian kéo dài của bệnh khoảng 5 đến 20 ngày tùy theo sức đề kháng của heo. Virus có thể lây truyền qua các đường vận chuyển heo mang trùng, theo gió (trong vòng 3km), bụi, bọt nước, dụng cụ chăn nuôi và dụng cụ bảo hộ lao động nhiễm trùng, thụ tinh nhân tạo... Heo mắc bệnh tai xanh thường bị suy giảm miễn dịch nên dễ bị nhiễm trùng cơ hội và bội nhiễm các bệnh khác như cúm, tả, tụ huyết trùng, phó thương hàn, xoắn khuẩn Leptospira, liên cầu khuẩn Steptococcus, nấm Mycoplasma và vi khuẩn E.coli... Đây cũng là nguyên nhân gây chết heo nhiều trong các vụ dịch.
Heo trong giai đoạn ủ bệnh PSSR nếu được giết mổ thì trên quầy thịt không thể hiện rõ các chứng tích của bệnh, rất khó phân biệt bằng mắt thường. Trường hợp heo mắc bệnh nặng thì thấy các hạch đều bị sưng, thịt bị nhão, có màu đỏ, phổi hiện rõ rãnh tổn thương, thận bị xuất huyết.
Phòng chống:
Chú trọng vệ sinh chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi, thức ăn và khử trùng, cách ly thì cách phòng bệnh tốt nhất cho heo là bằng liệu pháp văcxin. Hiện có 3 loại văcxin lưu hành tại Việt Nam là Porcilis PRRS của Intervet (Hà Lan), BSL.PS 100 của Besta (Singapore), hoặc Amervac PRRS của Hipra (Tây Ban Nha).
Khi có dịch PRRS cần phải: tiêu hủy gia súc mắc bệnh bị chết; vệ sinh tiêu độc chuồng trại nơi có dịch và vùng xung quanh; thực hiện nghiêm kiểm dịch động vật không cho nhập heo không rõ nguồn gốc và sản phẩm từ heo chưa qua chế biến chín ra vào địa phương.
 
                                                                           Nam Nguyen
                                (Theo các tài liệu tham khảo trong và ngoài nước)
 


Các tin khác trong chuyên mục

>> Bệnh Lở mồm, long móng và biện pháp phòng, chữa trị bệnh (25/02/2011)

>> Phòng bệnh gumboro trong chăn nuôi gà (13/08/2010)

>> Bệnh viêm dạ dày - ruột truyền nhiễm ở lợn (13/08/2010)

>> Bệnh do Haemophilus Parasuis ở lợn? (13/08/2010)


Trở lại
 
Xem tin theo ngày
Từ Đến
Tìm kiếm theo tiêu đề
   
 
 
  Chuyên mục khoa học - kỹ thuật
    [css] Chăn nuôi
    [css] Thú y
    [css] Quản lý
Thư điện tử       Đăng Nhập